LUẬT LƯU TRỮ NĂM 2024

 Tài liệu phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Luật Lưu trữ năm 2024

 Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 21/6/2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025

Trên cơ sở kế thừa Luật Lưu trữ năm 2011, Luật Lưu trữ năm 2024 được ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay.

Luật Lưu trữ năm 2024gồm 8 chương, 65 điều, tăng 01 chương và 23 Điều so với Luật Lưu trữ năm 2011, cụ thể:

1. Chương I: Những quy định chung, gồm 08 điều, từ Điều 01 đến Điều 08.quy định về những vấn đề chung, gồm: phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; áp dụng Luật Lưu trữ và pháp luật có liên quan; nguyên tắc lưu trữ; chính sách của Nhà nước về lưu trữ; ngày Lưu trữ Việt Nam; giá trị của tài liệu lưu trữ; các hành vi bị nghiêm cấm.

2. Chương II: Quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, gồm 05 điều, từ Điều 9 đến Điều 1,quy định phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; quản lý tài liệu lưu trữ tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử; quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức giải thể, phá sản hoặc tổ chức lại.

3. Chương III: Nghiệp vụ lưu trữ, gồm 24 điều,từ Điều 14 đến Điều 37,quy định chung về nghiệp vụ lưu trữ; nghiệp vụ lưu trữ tài liệu giấy và tài liệu trên vật mang tin khác; nghiệp vụ lưu trữ tài liệu điện tử.

4. Chương IV: Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, gồm 9 điều, từ Điều 38 đến Điều 46,quy định về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; trình tự, thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; tài liệu lưu trữ được phát huy giá trị; hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

5. Chương V: Lưu trữ tư, gồm 06 điều, từ Điều 47 đến Điều 52,quy định về quản lý lưu trữ tư; chính sách của Nhà nước để phát triển lưu trữ tư; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư; ký gửi tài liệu lưu trữ tư vào lưu trữ lịch sử; tặng cho Nhà nước tài liệu lưu trữ tư; tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt.

6. Chương VI: Hoạt động dịch vụ lưu trữ, gồm 04 điều, từ Điều 53 đến Điều 56,quy định về các hoạt động dịch vụ lưu trữ; phạm vi cung cấp dịch vụ lưu trữ của tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

7. Chương VII: Quản lý nhà nước về lưu trữ, gồm 06 điều,từ Điều 57 đến Điều 62,quy định về nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ; trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trữ; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân; kinh phí bảo đảm lưu trữ; người làm lưu trữ; hợp tác quốc tế về lưu trữ.

8. Chương VIII: Điều khoản thi hành, gồm 03 điều, từ Điều 63 đến Điều 65,quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan; hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

Một số điểm mới của Luật Lưu trữ năm 2024

1. Luật Lưu trữ năm 2024 mở rộng phạm vi thành phần của Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Theo quy định tại Luật Lưu trữ năm 2011, Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam bao gồm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam. Luật Lưu trữ năm 2024đã bổ sung tài liệu lưu trữ tư vào thành phần Phông lưu tr Việt Nam. Quy định mới này vừa nhằm bảo đảm Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam vừa cho thấy giá trị và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ tư.

2. Luật Lưu trữ năm 2024đã bổ sung và phân định rõ hơn về thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, giúp phân chia rõ ràng và minh bạch thẩm quyền quản lý, đồng thời tăng cường khả năng bảo quản và tiếp cận tài liệu lưu trữ theo từng ngành, cấp độ. Cụ thể, Điều 10 Luật Lưu trữ năm 2024quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ đối vớicơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng.

3. Luật Lưu trữ năm 2024đã bổ sung quy định mới về nghiệp vụ lưu trữ tài liệu điện tử.

4. Luật Lưu trữ năm 2024 quy định về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Lưu trữ năm 2011 về tài liệu lưu trữ quý, hiếm, cụ thể:

a) Luật Lưu trữ năm 2024đã thay đổi tên gọi “tài liệu lưu trữ quý, hiếm” thành “tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt”.

b) Luật Lưu trữ năm 2024cũng quy định trình tự, thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ việc công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt nhằm khẳng định giá trị của tài liệu lưu trữ và bảo đảm việc phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.

5. Luật Lưu trữnăm 2024 xác định rõ phạm vi của lưu trữ tư, là lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, tổ chức không phải là hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Đồng thời, Luật quy định về trách nhiệm quản lý lưu trữ tư; chính sách của Nhà nước để phát triển lưu trữ tư; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư; ký gửi tài liệu lưu trữ tư vào lưu trữ lịch sử; tặng cho Nhà nước tài liệu lưu trữ tư; tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt.

6. Luật Lưu trữnăm 2024 chính thức công nhận ngày 03/01 hằng năm là “Ngày Lưu trữ Việt Nam” nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và ghi nhận công lao, đóng góp của người làm lưu trữ(đính kèm toàn văn Luật Lưu trữ năm 2024)./.  

Tải Luật tại đây: Luật Lưu trữ 2024.pdf

Phòng Cải cách hành chính - Văn thư, lưu trữ

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
133 người đang online