DẤU ẤN VỀ NỮ BỘ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN SAU 1 NĂM NHẬM CHỨC

 

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Trò chuyện với VietNamNet về những dấu ấn của ngành qua một năm đầy sóng gió do tác động của đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói: “Tôi chỉ là người kế thừa và làm tiếp những công việc còn lại”.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Bà có thể chia sẻ cảm xúc về năm đầu tiên nắm giữ cương vị Bộ trưởng Nội vụ và cũng là nữ Bộ trưởng đầu tiên của ngành?

Là nữ Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên kể từ khi thành lập ngành cho đến nay, tôi nhận thức rằng đây là vinh dự rất lớn nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Đặc biệt, với năm 2021 là năm đầu tiên Bộ Nội vụ cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII với khối lượng công việc rất lớn và nặng nề, thêm vào đó đất nước đối mặt với vô vàn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Điều đó đòi hỏi bản thân tôi và toàn ngành Nội vụ phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Nhưng áp lực bao giờ cũng đi đôi với động lực.

Hơn nữa, trong tình hình mới buộc chúng tôi phải có nhiều đổi mới, sáng tạo, linh hoạt để thích ứng nhanh với bối cảnh thực tiễn của đất nước. Tôi rất mừng là những nỗ lực đổi mới của ngành đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Vậy những kết quả nổi bật đó là gì, thưa Bộ trưởng?

Phải nói là trong bối cảnh khó khăn chưa từng có tiền lệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, toàn ngành đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao. Trong đó phải kể đến công tác tham mưu xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tổ chức nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Một điểm nhấn nữa là về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, bộ đã tích cực triển khai mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Đặc biệt trong năm qua, bộ cùng các địa phương hoàn thành việc sắp xếp bộ máy bên trong cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Năm 2021 cũng là lần đầu tiên cả nước hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế (vượt 10%).

Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng công chức, viên chức có nhiều chuyển biến tích cực; mạnh dạn phân cấp triệt để và đổi mới nội dung, hình thức tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Đến nay, bộ đã hoàn thành việc rà soát danh mục vị trí việc làm, xây dựng và tổng hợp bản mô tả và khung năng lực của vị trí việc làm trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cấp xã.

Đặc biệt, bộ đã rà soát, đề xuất Chính phủ cắt giảm hàng trăm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với công chức, viên chức được dư luận hoan nghênh.

Công tác cải cách hành chính cũng là điểm nổi bật, nhất là cải cách thủ tục hành chính đã có những tiến bộ rõ nét, với kết quả rất ấn tượng. 

Lần đầu tiên Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với một số bộ ngành triển khai tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 với quy mô lớn, nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Bộ trưởng cảm thấy hài lòng với những gì bộ đã làm được trong năm qua?

Những kết quả đạt được trong năm 2021 dù rất quan trọng và đáng tự hào nhưng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhắc nhở “chúng ta không say sưa, ngủ quên trên chiến thắng”. Những gì gặt hái được trong năm 2021 chỉ là kết quả bước đầu, còn để đáp ứng yêu cầu và mong muốn chung thì vẫn còn nhiều việc phải làm.

Chẳng hạn như câu chuyện tinh giản biên chế, tuy là đã vượt mục tiêu đề ra nhưng nếu “bằng lòng” với những gì đã làm được thì chuyện tăng biên chế trở lại là rất dễ. Bởi hiện nay vẫn còn nhiều địa phương, bộ ngành xin thêm biên chế, vẫn còn tình trạng “mọc” thêm bộ máy ở đâu đó. Nếu không quyết liệt, không có sự rà soát thường xuyên để sắp xếp hợp lý thì việc bộ máy tiếp tục “phình ra” là không tránh khỏi.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Còn việc sắp xếp bộ máy như Thủ tướng đã nói tại hội nghị tổng kết ngành vừa qua, là vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhất là bộ máy bên trong các bộ ngành. Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu trong năm 2022 phải quyết tâm sắp xếp bộ máy, cắt giảm số lượng cục, tổng cục tại các bộ ngành.

Vì vậy tới đây, chúng tôi sẽ đột phá rất mạnh vào vấn đề sắp xếp tổ chức bên trong của các bộ ngành, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị hành chính. Nếu đầu mối cứ nguyên trạng như hiện nay, không giảm được thì không thể tiếp tục tinh giản biên chế theo mục tiêu đề ra.

Hay như việc cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đã làm được một số việc, trong đó có tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 89 theo hướng cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp, tránh trùng lắp về nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng. Cùng với đó là chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng sang học tập; chuyển từ bồi dưỡng kiến thức đến nâng cao năng lực…

Tuy nhiên, để đi đến cùng của câu chuyện này, không chỉ dừng lại ở mỗi Nghị định của Bộ Nội vụ mà đòi hỏi sự quyết tâm của các bộ chuyên ngành.

Bộ Nội vụ đã có văn bản đề nghị các bộ ngành khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý. 

Bước đầu đã có một số bộ ngành cắt giảm một số chứng chỉ bồi dưỡng không cần thiết. Tôi hy vọng trong thời gian tới đây, các bộ ngành sẽ đồng hành cùng Bộ Nội vụ sửa đổi các thông tư liên quan để sớm cởi bỏ triệt để gánh nặng chứng chỉ bồi dưỡng đối với hàng triệu cán bộ, công, viên chức.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Có ý kiến cho rằng, việc bãi bỏ hàng loạt chứng chỉ không cần thiết với cán bộ, công chức, viên chức trong năm qua là cuộc cách mạng mang dấu ấn của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà?

Thật ra câu chuyện gánh nặng chứng chỉ được đặt ra từ thời Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Khi đó người tiền nhiệm của tôi cũng đã đưa ra cam kết cắt giảm những chứng chỉ bất hợp lý, không cần thiết. Tôi chỉ là người kế thừa và làm tiếp những công việc còn lại.

Hơn nữa, đây là vấn đề tác động trực tiếp đến hàng triệu người và liên quan đến phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nên không thể không làm.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Vì vậy, bộ đã quyết tâm cắt giảm những chứng chỉ không phù hợp, không cần thiết để một mặt vừa giảm “gánh nặng” đối với công chức, viên chức; một mặt đổi mới phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức đi vào thực chất, khoa học hơn.

Tôi rất phấn khởi khi thấy những nỗ lực của bộ được Thủ tướng đánh giá cao; được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cả nước ghi nhận.

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ ngành sửa đổi các thông tư hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 89 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức). Theo hướng này chúng ta có thể cắt giảm được 61/64 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; cắt giảm 89/145 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hiện có.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công viên chức tới đây cũng sẽ thực hiện làm sao cho cán bộ ngành nào phải rất thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành ấy; làm việc gì học việc ấy, không còn học những chứng chỉ mang tính đối phó, cho đẹp hồ sơ nữa.

Suy cho cùng, sự vận hành của bộ máy Nhà nước đều hướng đến sự phục vụ người dân và làm cho người dân ngày càng hài lòng hơn. Nếu được người dân chấm điểm, bà mong muốn họ nhớ đến mình là một “Bộ trưởng hành động” hay là một “Bộ trưởng đổi mới”?

Tôi nghĩ câu trả lời khách quan nằm ở đánh giá của người dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Với tôi, dù là ở cương vị nào thì tôi sẽ cùng anh em đồng sức, đồng lòng, nỗ lực hết mình để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Và tất nhiên, mọi lời cam kết sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không hành động. Mọi khó khăn, thách thức trong tình hình mới sẽ khó vượt qua nếu chúng ta không chịu đổi mới.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Như Bộ trưởng nói, vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Vậy trong năm 2022, bà sẽ ưu tiên vào những trọng tâm nào?

Với khối lượng công việc của năm 2022 có lẽ chúng tôi phải “vừa chạy, vừa xếp hàng”. Trong đó, có một số trọng tâm bộ phải quyết liệt làm cho đến cùng.

Chúng rôi sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phù hợp yêu cầu kiến tạo, phát triển và quản trị của nền hành chính nhà nước các cấp, nhất là tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Trong đó, bộ sẽ khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng về khuyến khích, bảo vệ tổ chức, cá nhân dám đổi  mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Cùng với đó là hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, giao thoa, bỏ sót nhiệm vụ giữa cơ quan, tổ chức, gắn với cá thể hóa trách nhiệm cá nhân và kiểm soát quyền lực chặt chẽ.

Ngoài ra, bộ sẽ tập trung đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính trị và xây dựng cơ chế liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh; khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng vị trí việc làm của cả hệ thống hành chính từ Trung ương đến cấp xã…

Một nội dung nữa là xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài cho nền công vụ; hoàn thiện tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ.

Bên cạnh việc tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 – 2025…, chúng tôi sẽ xây dựng và hoàn thiện Đề án “Mô hình tổ chức chính quyền đô thị trực thuộc cấp tỉnh”.

Một việc vô cùng quan trọng khác mà Thủ tướng đặc biệt quan tâm chỉ đạo là bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong bộ ngành, gắn với quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị ngay trong quý 1 này.

Việc triển khai hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2030 cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay. Trong đó, bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chuyển đổi số ngành nội vụ, góp phần vào xây dựng Chính phủ số, chính quyền số gắn với phát triển mạnh kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng để xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân.

Phạm Thị Thanh Trà,tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Bộ Nội vụ

Thu Hằng (thực hiện) - Thiết kế: Quốc Dũng - Ảnh: Thắng Hải

Theo: vietnamnet.vn

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
27 người đang online